Bồi hồi nem rán Hà Nội
Ngày 17.1, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Giang Vũ Vi (34 tuổi, ngụ Bình Dương) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo điều tra, Nguyễn Giang Vũ Vi từng làm nhân viên cho một ngân hàng có chi nhánh tại Bình Dương. Khoảng tháng 8.2023, Vi đưa ra thông tin gian dối về việc làm hồ sơ đáo hạn ngân hàng để vay tiền của nhiều người. Sau khi vay được tiền, Vi không thực hiện đáo hạn ngân hàng như thông tin đã đưa ra mà lấy tiền sử dụng vào mục đích cá nhân và trả nợ.Qua điều tra, Vi đã lừa đảo của nhiều người, với số tiền gần 9,5 tỉ đồng.Khám xét nơi ở của Vi tại P.Hiệp Thành (TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương), công an còn phát hiện 2 gram ma túy đá và dụng cụ sử dụng. Qua kiểm tra y tế, kết quả Vi và Nguyễn Thành Thái Duy (34 tuổi, chồng Vi) cùng dương tính với ma túy.Ngay sau đó, Nguyễn Thành Thái Duy cũng bị bắt khẩn cấp để điều tra làm rõ hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.Cơ quan điều tra đề nghị ai từng là nạn nhân của Nguyễn Giang Vũ Vi khẩn trương liên hệ với đơn vị này để cung cấp thông tin phối hợp phục vụ công tác điều tra làm rõ vụ án.Tuyển sinh đầu cấp ứng dụng bản đồ GIS tại TP.HCM năm nay có gì mới?
Bộ GD-ĐT cho biết, trong hai ngày (5 - 6.3), cơ quan này đã kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm tại Hải Phòng và Bắc Giang. Để thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm, mỗi địa phương, nhà trường "mã hóa" khác nhau trong nguyên tắc chỉ đạo dễ hiểu, dễ nhớ. Ví dụ, Bắc Giang thì yêu cầu các trường cam kết "2K-2T", còn trường học ở Hải Phòng nêu tinh thần "4K"…Tại buổi làm việc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang Bạch Đăng Khoa cho biết, để thực hiện Thông tư 29, sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và kinh phí hiện có để xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, đảm bảo khoa học, phù hợp, đúng quy định, nhất là đối tượng học sinh cuối cấp.Các nhà trường rà soát lại phân công chuyên môn, tận dụng số giờ của giáo viên chưa bố trí đủ định mức lao động để phân công dạy thêm cho học sinh cuối cấp. Bố trí kinh phí chi cho dạy thêm, học thêm trong nhà trường từ nguồn kinh phí đã cấp cho các đơn vị năm 2025.Khuyến khích giáo viên trong nhà trường dạy củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh nhằm đảm bảo ngưỡng đầu ra của mỗi môn học và cam kết thực hiện tốt giải pháp 2K-2T (2K là không thu tiền của học sinh, không sử dụng ngân sách nhà nước; 2T là tự nguyện dạy của giáo viên, tự nguyện học của học sinh).Tại dự thảo quyết định quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Sở GD-ĐT đã tham mưu UBND tỉnh về việc quy định công tác báo cáo của các cơ sở dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường khi các cơ sở này đi vào hoạt động. Sở Tài chính có nhiệm vụ hướng dẫn cụ thể việc đăng kí kinh doanh của các cơ sở này theo quy định của pháp luật.Tại Hải Phòng, Sở GD-ĐT cho biết đã thành lập 3 đoàn kiểm tra và cũng thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại dùng cho việc tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản ánh về dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố.Sở GD-ĐT cũng phối hợp với Sở Tài chính Hải Phòng nghiên cứu và đề xuất với UBND thành phố hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là những học sinh còn gặp khó khăn trong học tập, học sinh có sức khỏe yếu, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.Ông Nguyễn Minh Quý, Hiệu trưởng Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Hải Phòng) chia sẻ về tinh thần "4K" của nhà trường khi triển khai Thông tư 29. Đó là: "Không để học sinh hoang mang; không để học sinh ngắt quãng việc học; không để mất kết nối giữa học sinh với giáo viên, nhà trường; không được làm mất hình ảnh, tư cách của người thầy".Cùng đó, ông Quý cũng nêu những giải pháp mà nhà trường đang thực hiện để tạo nên những thói quen mới, thói quen không dạy thêm, học thêm, thói quen tự học. Theo đó, nhà trường đã bố trí lại việc giảng dạy đối với các khối lớp, tập trung xây dựng phong trào tự học, ban hành hướng dẫn tự học, các thầy cô không sa đà vào kiến thức mà nâng cao khả năng tư duy, tổng hợp của học sinh.Nhờ vậy, hiện đã có 32/42 lớp hình thành lớp tự học, sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường tự học, học nhóm. Học sinh học trên app của nhà trường, giáo viên giao bài, giám sát. Từ tháng 3, trường đã bổ sung 15 hoạt động để học sinh đến trường không đơn độc, buổi chiều học sinh vẫn đến trường tham gia hoạt động.Cho rằng Thông tư 29 nếu thực hiện tốt sẽ bảo vệ hình ảnh người thầy nhưng ông Quý cũng mong muốn các chế độ, chính sách cho nhà giáo cần được cải thiện để thầy cô có thể sống khoẻ, sống hạnh phúc với nghề.Phát biểu tại buổi làm việc với các sở GD-ĐT, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng với việc Bộ Chính trị quyết định miễn học phí cho học sinh từ mầm non tới THPT, thì dạy thêm, học thêm trong nhà trường không thu tiền là đúng. "Không thể nói giáo viên giảm thu nhập vì không được dạy thêm, cần nhìn nhiều ngành nghề khác, nhìn giáo viên mầm non, giáo viên những môn học không dạy thêm", ông Thưởng nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, thực hiện tốt Thông tư 29 sẽ sớm hình thành năng lực tự học, tự chủ, tự lập cho học sinh ngay từ phổ thông, vùng an toàn của học sinh được mở rộng hơn ngoài nhà trường. Tự học, ông Thưởng nhìn nhận, không có nghĩa là một mình. Đối với học sinh phổ thông, giáo viên là người kiến tạo, chỉ huy, định hướng chứ không chỉ truyền thụ kiến thức.
Ô tô điện bán chậm hơn xe hybrid
Sáng nay 24.1.2025, tiền đạo Nguyễn Xuân Son đã chính thức được xuất viện sau thời gian điều trị và phục hồi tại Bệnh viện Vinmec. Anh lên xe trở về quê hương Nam Định để đón Tết Nguyên đán cùng gia đình, một thời khắc đầy ý nghĩa với bất kỳ người Việt Nam nào. Tuy nhiên, kỳ nghỉ này chỉ là tạm thời, bởi sau tết, Xuân Son sẽ quay trở lại Bệnh viện Vinmec Times City để tiếp tục các giai đoạn phục hồi quan trọng, quyết tâm lấy lại phong độ đỉnh cao.Trước khi trở về Nam Định, Xuân Son đã dành thời gian thăm hỏi và trao những món quà lì xì ý nghĩa cho các em nhỏ đang điều trị ung thư tại Bệnh viện Vinmec. Hành động của anh không chỉ mang đến niềm vui cho các bệnh nhi mà còn thể hiện tinh thần "Bầu ơi thương lấy bí cùng" - truyền thống nhân văn sâu sắc của người Việt Nam - cũng là đất nước mà giờ đây Xuân Son đã là một mảnh ghép trong bức tranh ấy. Xuân Son là một trong những VĐV được hưởng lợi từ những công nghệ y học thể thao tiên tiến tại Bệnh viện Vinmec - trung tâm Y học thể thao đạt tiêu chuẩn AFC duy nhất tại Việt Nam.Theo ThS. Nguyễn Quyết Thắng, Kỹ thuật viên trưởng tại Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình & Y học Thể thao Bệnh viện Vinmec, quá trình phục hồi của Xuân Son đã được hỗ trợ bởi các thiết bị hiện đại như hệ thống chườm lạnh tiêu chuẩn châu Âu, máy kích thích điện giúp giảm đau và ngăn ngừa teo cơ, robot hỗ trợ tập luyện, hệ thống tập cơ phản hồi sinh học từ Đức, và hệ thống thăng bằng tĩnh động chuyên nghiệp. Những công nghệ này giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị và giảm thiểu nguy cơ tái chấn thương.Về mặt dinh dưỡng, chế độ ăn uống của Xuân Son được theo dõi kỹ lưỡng, cá nhân hóa từng bữa ăn, từng bài tập, đảm bảo đáp ứng đủ năng lượng cần thiết cho cường độ luyện tập cao. Đây là yếu tố then chốt giúp anh nhanh chóng phục hồi và quay lại sân cỏ.Còn ThS.BS Hồ Ngọc Minh, Giám đốc Điều hành Motion Lab kiêm Bác sĩ Ngoại khoa Nội soi khớp & Y học thể thao tại Bệnh viện Vinmec, cho biết rằng việc phục hồi của vận động viên không chỉ phụ thuộc vào phẫu thuật mà chủ yếu dựa vào giai đoạn hậu phẫu. Khoảng 90% khả năng trở lại thi đấu chuyên nghiệp của một cầu thủ phụ thuộc vào quá trình vật lý trị liệu, tối ưu hóa dinh dưỡng và tinh thần.Theo GS.TS.BS Trần Trung Dũng, Giám đốc chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình & Cơ xương khớp của Vinmec, các phương pháp phục hồi cho Xuân Son được thực hiện một cách toàn diện và cá thể hóa, bao gồm chăm sóc hậu phẫu, hỗ trợ tâm lý, và kiểm soát rủi ro tái chấn thương. Vinmec hiện đang huy động toàn bộ nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và CLB để đảm bảo cầu thủ này phục hồi tốt nhất.Trong thời khắc Tết Nguyên đán đang đến gần, hy vọng Xuân Son sẽ có những ngày tết thật ấm áp, hạnh phúc bên gia đình và những người thân yêu, tiếp thêm động lực để anh mạnh mẽ bước vào giai đoạn điều trị phục hồi quan trọng sau kỳ nghỉ. Với sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia tận tâm, các thiết bị y học thể thao hiện đại và sự ủng hộ từ người hâm mộ trên khắp cả nước, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng Xuân Son sẽ nhanh chóng hồi phục, trở lại sân cỏ với phong độ đỉnh cao.Mọi người đều chờ đợi hình ảnh tiền đạo Nguyễn Xuân Son một lần nữa sải bước trên sân cỏ, cống hiến những pha bóng đẹp mắt và góp phần đưa bóng đá Việt Nam vươn cao trên bản đồ thể thao khu vực và quốc tế. Chúc Xuân Son luôn mạnh khỏe và sớm hoàn thành hành trình hồi phục để tiếp tục viết tiếp giấc mơ sân cỏ của mình.
Mấy ngày qua, mạng xã hội xuất hiện những đoạn clip một số người đi ô tô, xe máy không dám vượt đèn đỏ nhường đường xe cấp cứu gây tranh cãi. Có người sợ vượt đèn nhường đường sẽ CSGT phạt nguội. Có người lại sợ "phiền" vì phải chứng minh lỡ có bị thổi phạt. Trước tranh cãi này, Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho hay, xe ưu tiên là các loại xe được hưởng các quyền ưu tiên khi tham gia giao thông. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhường đường, không được cản trở xe được quyền ưu tiên.Như vậy, người dân khi tham gia giao thông phải nhường đường cho xe ưu tiên, gồm các loại xe sau theo Điều 27 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024:Các loại xe ưu tiên được nêu trên (trừ đoàn xe tang) không bị hạn chế tốc độ; được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông, đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được. Riêng đối với đường cao tốc, xe ưu tiên chỉ được đi ngược chiều trên làn dừng xe khẩn cấp; phải tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, biển báo hiệu tạm thời. Xe ưu tiên được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào.Theo CSGT, xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ phải phát tín hiệu gồm: đèn phát tín hiệu ưu tiên, còi phát tín hiệu ưu tiên, cờ hiệu ưu tiên cụ thể của từng loại xe. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường, trạm thu phí phải ưu tiên cho xe ưu tiên qua trạm trong mọi tình huống, không được gây cản trở.CSGT TP.HCM thông tin, theo Nghị định 168/2024, không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đối với ô tô và từ 4 - 6 triệu đối với xe máy; đồng thời, người vi phạm bị trừ 4 điểm GPLX."Các xe ưu tiên là những xe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người cũng như tình hình trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia. Do đó, chấp hành các quy định về xe ưu tiên, nhất là việc nhường đường cho xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ không chỉ là là nét đẹp văn hóa giao thông mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân", đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM nhấn mạnh.
Phát hiện hộp sọ khổng lồ của quái vật biển thời tiền sử ở Anh
Ngày 18.1, nguồn tin từ Viện KSND TP.Huế cho biết đã phê chuẩn lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế.Các quyết định được cơ quan điều tra tống đạt trong ngày 17.1 để phục vụ việc điều tra, làm rõ ông Lê Anh Phương liên quan đến hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.Cụ thể, ông Phương bị khởi tố vì liên quan đến sai phạm khi đang giữ chức Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế (xảy ra vào nhiều năm trước).Sáng nay 18.1, ghi nhận của PV Thanh Niên tại trụ sở Đại học Huế, lực lượng công an đã có mặt cùng các phương tiện thực hiện lệnh khám xét nơi làm việc của ông Phương. Trong sáng nay, cơ quan công an cũng sẽ khám xét nhà riêng ông Phương tại TP.Huế.Ông Bùi Văn Lợi, Phó giám đốc Đại học Huế, đang tạm nắm quyền điều hành và giải quyết công việc của Đại học Huế trong thời gian này.Ông Lê Anh Phương sinh năm 1974, quê tại Quảng Bình. Trước khi giữ chức Giám đốc Đại học Huế, ông Phương từng giữ chức Phó bí thư Đảng ủy Đại học Huế; Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế. Ông Lê Anh Phương được Bộ GD-ĐT bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Đại học Huế nhiệm kỳ 2021-2026 vào tháng 7.2022.Báo Thanh Niên sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin liên quan trong các bản tin sau.